Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Liên Minh Á Châu
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
Sự lớn mạnh của Trung Quốc chẳng những chỉ đe dọa riêng cho các quốc Đông Nam Á mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của Hoa Kỳ, đe dọa nền an ninh của Nhật Bản, Úc và “Ấn Độ”. Đó là lý do Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Thái Bình Dương đề nghị thành lập một Liên minh Châu Á gồm 4 nước Mỹ, Nhật, Ấn độ và Úc.

 


Nhằm mục đích ngăn chặn và đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, gần đây nhất, tại New Delhi Đô Đốc Harris lặp lại đề nghị này như một bức tường chiến lược ngăn chặn một Vạn Lý Trường Thành trên biển Đông. Đề nghị của Đô Đốc Harris được các nhà chiến lược Châu Âu và Hoa Kỳ đánh giá rất cao và ví von rằng đây chính là NATO châu Á vô cùng cực kỳ nhạy cảm đối với Trung Quốc.


Hiển nhiên Trung Quốc đã lên tiếng và lên án đề nghị của Hoa Kỳ là hiếu chiến và không thể chấp nhận được. Họ cho rằng Liên minh Châu Á mà Đô Đốc Harris đã nhiều lần đưa ra tại Quốc Hội Hoa Kỳ và các đề nghị tiếp theo chỉ là đề xuất đối thoại chứ chưa phải là liên minh chính thức đã và sẽ được thành hình. 


Thật ra manh nha thành lập Liên minh Châu Á không phải do sáng kiến của Đô Đốc Harris. Mà ý tưởng này được đưa ra từ nhóm nghiên cứu chiến lược thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đưa ra trước đây vào năm 2007. Tuy nhiên, tham vọng của vị Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương được đẩy mạnh là do sự trỗi dậy càng ngày càng lớn của Trung Quốc. Chính vì thế, một NATO Châu Á đã được vị tư lệnh đẩy mạnh và vận động. Phát biểu tại Tân Đề Ly, Đô Đốc Harris cho rằng Liên minh Châu Á phải được thành hình trong mục đích bảo vệ hòa bình và tìm kiếm trật tự chung cho Đông Nam Á. Dĩ nhiên mục đích của Liên minh không chủ trương kiềm chế sức mạnh quân sự của bất kỳ quốc gia nào (ám chỉ Trung Quốc). Và những đề cập hôm nay của chúng tôi (Đô Đốc Harris) chỉ là lời lặp lại những nỗ lực tìm kiếm Liên minh đã được theo đuổi trước đây.


Trong tiến trình vận động thành lập Liên minh Châu Á, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã nhìn thấy sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Bắc Kinh hiện có những động thái hăm dọa tại Biển Đông và Hoa Đông. Tàu ngầm đã xuất hiện Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trong khi đó chủ nghĩa dân tộc được họ bình phương trên mọi góc cạnh.


Hơn ai hết Hoa Kỳ và các quốc gia có đối tác trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tìm kiếm một liên minh quân sự nhằm răn đe tham vọng của Bắc Kinh, nhưng mặt khác hạn chế hành động quân sự. Nhưng hạn chế không có nghĩa là án binh bất động. Chính vì lý do ấy cho nên Hoa Kỳ và Úc cùng cộng đồng Nhật Bản, Phi Luật Tân đã có những giao ước ngầm buộc Trung Quốc phải trả giá cho những gì mình gây ra.


Để chứng minh cho những gì Hoa Kỳ có thể làm. Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương, Đô Đốc Harry Harris trong cuộc điều trần trước Quốc Hội trong tuần qua, đã thông báo về việc Hoa Kỳ sẽ đáp trả hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Biển Đông, nếu cần. Đồng thời ông cũng cho biết Hạm đội USS John C. Stennis được hộ tống bởi nhiều chiến hạm hiện đang hiện diện tại hải phận Nhật Bản, và sẵn sàng sử dụng Thủy Quân Lục Chiến tiến chiếm những hòn đảo mà Trung Quốc đang chiếm giữ phi pháp.  


Với những đề xuất trên, Đô Đốc Harris được sự đồng tình và hỗ tương bởi Thủ tướng Nhật Abe. Ông (Thủ tướng Nhật) cho rằng Liên minh Châu Á phải được ra đời trong bối cảnh “Biển Đông” với mục đích bảo vệ nền hòa bình chung của Đông Nam Á và liên minh sẽ là cán cân cần thiết để quân bình mọi va chạm sức mạnh. Lời tuyên bố mang tính thực dụng của Thủ tướng Nhật được đáp trả của Vương Nghị, Ngoại Trưởng Trung Quốc rằng: “Rồi đây lịch sử sẽ chứng minh ai là chủ và ai là khách”.


Một Liên minh Châu Á khi thành hình không thể thiếu vắng Úc, vì trên phương diện chiến lược Úc chiếm giữ một vị trí quan trọng trong tiếp liệu cũng như hậu phương của Lực lượng Biển Đông. Điểm đáng lưu ý hiện nay ngân sách quốc phòng của Úc gia tăng cho tài khóa 2015-2016 là 22 tỷ Mỹ kim, dùng cho các chương trình mua sắm vũ khí chiến lược như máy bay chiến đấu, trinh sát, tàu ngầm tiên tiến, chiến tranh mạng v.v.. Chính phủ Úc xác định sự trỗi dậy của Trung Quốc là nguy cơ nghiêm trọng cho các nước Châu Á. 


Thực tế hơn, nguyên tắc sống còn của bất kỳ quốc gia nào đều tùy thuộc vào sức mạnh quân sự, chính trị và kinh tế. Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến vai trò của Mỹ, Nhật và Úc. Nếu cả 3 không phô trương sức mạnh vạn năng của mình thì cơ bắp Trung Quốc sẽ không ngần ngại thao túng hoặc chiếm đoạt những gì họ cần. Do đó, tự do hàng hải hay an ninh quốc gia muốn được vẹn toàn thì cả 3 (Mỹ-Úc-Nhật) phải có hành động quân sự khống chế hoặc răn đe địch thủ Trung Quốc ở thời điểm hiện nay. 


 


Thái độ và hành động của Phi Luật Tân trước manh nha Trung Quốc


Một sai lầm đối với Phi Luật Tân là trong những thập niên trước người dân Phi xuống đường “đuổi Mỹ” ra khỏi 2 căn cứ Không quân Clark và Hải Quân Subic Bay. Đến năm 1991 Phi đã không gia hạn thỏa thuận cho Mỹ sử dụng 2 căn cứ trên. Cho đến 1994 người Mỹ đã triệt thoái hoàn toàn trên lãnh thổ Phi. Kể từ khi quân đội Hoa Kỳ rút ra, Phi Luật Tân bắt đầu bị áp lực Trung Quốc càng ngày càng đè nặng trên hải phận của Phi. Mặc dầu trong những tháng qua chính phủ Phi đã đưa ra Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, thế nhưng Bắc Kinh vẫn phát lờ.


Trước sự hung hãn của Trung Quốc, các nước Đông Nam Á có 2 lựa chọn: Một là: Pax Americana gọi là theo Mỹ hoặc trật tự thế giới kiểu Mỹ; Hai là:Pax Sinica gọi là theo Tàu hoặc trật tự thế giới kiểu Tàu. Cho đến bây giờ người dân Phi thấy rõ nguy cơ Trung Quốc nên Quốc Hội và người dân đã đồng ý (khẩn hoản) muốn được Hoa Kỳ sử dụng lãnh thổ Phi để thành lập các căn cứ Không Quân và Hải Quân. Một hiệp định được ký kết mới đây giữa Hoa Kỳ và chính phủ Phi đã đồng ý cho Mỹ sử dụng 5 căn cứ chiến lược gần kề đảo Hải Nam gồm có: Căn cứ Không Quân Basa nằm về phía Bắc Manila, căn cứ Lục Quân Magsaysay nằm trên Palayan, căn cứ Không Quân Mactan-Benito Ebuen thuộc tỉnh Cebu và căn cứ Không Quân Lumbia thuộc đảo Mindanao.


Ngoài 5 căn cứ thỏa thuận trên, Phi lại còn đưa thêm 3 căn cứ nữa cho Hoa Kỳ trên đảo Luzon và 2 căn cứ khác trên Palawan. Dĩ nhiên Hoa Kỳ biết rõ ý định của Phi. Tuy nhiên Ngũ Giác Đài đã từ chối. Thế mới biết quyết định đuổi Mỹ của Phi trước đây là một sai lầm không thể chấp nhận được.


Xét trên yếu tố chiến lược, Mỹ cần các căn cứ trên đất Phi. Ví dụ như eo biển tại Bashi, đây là tuyến đường quan trọng để tàu ngầm Trung Quốc đi tắt ra Thái Bình Dương. Trường hợp cần thiết, chiến đấu cơ của Mỹ trên các căn cứ tại Phi xuất phát sẽ rút ngắn gấp 2,3 lần từ căn cứ ở Okinawa hay Guam


Vai trò Ấn Độ đối với Liên minh Châu Á. 


Một Liên minh Châu Á nếu thiếu vắng hình ảnh Ấn Độ là một thiếu sót lớn. Ấn Độ có thể dựa lưng vào Liên minh nếu được hình thành. Và ngược lại. Trước đây, Ấn Độ đã có đồng quan điểm với Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Phi và cả Việt Nam về hành động Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, sau chuyến viếng thăm của Vương Nghị tại Tân Đề Ly, Ấn Độ gần như thay đổi lập trường. Hành động trở mặt của Ấn đã làm Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry thốt lên: Qua lời tuyên bố của Ngoại trưởng Ấn, bà Sushma Swaraj “Chúng tôi vô cùng thất vọng với thái độ hiện nay khác với những gì đã hứa hôm qua”. Mới hôm qua có nghĩa là hồi tháng 10 năm ngoái, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Nhật và Ấn Độ ra một thông cáo chung, đề cập đến quyền tự do lưu thông trên biển lẫn trên không, các quyền về thương mại không bị cản trở. Ngoài tình hình Biển Đông, cả 3 Ngoại trưởng còn tái khẳng định họ sẽ hỗ trợ khối ASEAN bảo vệ an ninh trong vùng châu Á-Thái Bình Dương.


Sau lời tuyên bố của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Ấn Độ lên tiếng rằng những gì Trung Quốc tuyên bố là không đúng sự thật về vai trò của Ấn tại Biển Đông. Ấn Độ sẽ không đứng hoặc hỗ trợ bất cứ phe nhóm nào về việc tranh chấp ở Biển Đông. Với thái độ sáng nắng chiều mưa của Ấn, không biết họ còn nhớ Trung Quốc đã đem quân qua biên giới chém giết dân Ấn, tranh dành biên giới vào những năm 1962, 2009 và 2013 hay không? Thế mà ngày nay chính phủ Ấn đã vuốt mặt quên đi mối thù năm xưa lững lờ bắt tay với người láng giềng xấu bụng.


Còn nữa, trước đây Ấn Độ là quốc gia duy nhất đối diện với những chỉ trích và đe dọa từ Trung Quốc về việc Tập Đoàn Dầu Khí của Ấn (ONGC) thực hiện hợp đồng khai thác dầu khí với Việt Nam, cho dù áp lực nặng nề từ Bắc Kinh họ vẫn giữ vững lập trường. Nhưng nay thì sao? Câu hỏi này sẽ được trả lời một ngày rất gần.


Đứng trên góc độ chiến lược, Mỹ muốn có một Liên minh, hay nói khác hơn đây chính là NATO châu Á, có cả Việt Nam và Nam Hàn. Tiền tuyến Phi Luật Tân và Việt Nam sẽ là yếu tố chiến lược quan trọng trong việc tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng đối với Phi họ đã là đồng minh thân cận của Mỹ và được Mỹ che chở. Còn Việt Nam thì sao? Chúng ta chưa tìm được câu trả lời.


Cho nên, cho dù Liên minh trên danh nghĩa được thành hình hay không, thì một Liên minh ngầm cũng sẽ và phải hiện diện, cho dù dưới bất cứ hình thức nào. Vì đây là quyết tâm và nhu cầu ở Châu Á, Hoa Kỳ sẽ phải tiến hành cho dù Cộng Hòa hay Dân Chủ.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Make America Great Again? (19-04-2016)
    Con sông Hồng chảy vào đất Việt (15-03-2016)
    Hoa Kỳ trước những thách thức của bom nhiệt hạch (24-02-2016)
    Chính sách Hoa Kỳ trước ẩn số Syria (16-01-2016)
    Sức ma sát trong Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á. (26-11-2015)
    Cơ hội & Thách thức (09-11-2015)
    Tác động và thành quả trong chuyến Nhật du của TBT Nguyễn Phú Trọng (16-09-2015)
    Chuyển động bên trong tam giác Mỹ-Việt –Trung (14-09-2015)
    John Kerry, Con Người Gắn Liền Lịch Sử. (19-08-2015)
    Dòng sông vẫn chảy nhưng Phước đã ra đi. (13-08-2015)
    Bước Chân Lịch Sử (11-07-2015)
    Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam (12-06-2015)
    Hillary Clinton: Con người mới trong kỷ nguyên mới (20-05-2015)
    Khát Vọng Dân Tộc (09-04-2015)
    Một cách tổng quan về chuyến đi của Bộ trưởng Công an (25-03-2015)
    Dạy cho Bắc Kinh bài học (16-03-2015)
    Hàm số tất yếu của Hoa Kỳ trong trục xoay Biển Đông (17-02-2015)
    Chuyện bắt đầu hôm nay (18-01-2015)
    Cách Mạng Ô Dù (29-12-2014)
    Những ma sát trong chính sách ngoại giao Hà Nội (19-11-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152765929.